Mặc dù đã có chính sách “mở cửa” cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam nhưng đến thời điểm này số lượng người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam vẫn chưa được như kì vọng.
Chuỗi rào cản khi người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam
Nhiều khách hàng là người nước ngoài mong muốn được sở hữu một căn hộ để an cư tại Việt Nam. Một số dự án tọa lạc tại vị trí tập trung nhiều người nước ngoài làm việc như D’.Capitale, Keangnam, Thăng Long Number one,… vẫn luôn thu hút khách ngoại. Tuy vậy, những rào cản về pháp lí, hỗ trợ tài chính khiến nhiều khách hàng lựa chọn thuê nhà thay vì mua một căn hộ riêng.
Theo Hiệp hội bất động sản TP.HCM, sau 1 năm Luật Nhà ở 2014 cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam áp dụng thì chỉ có khoảng 700 người nước ngoài mua được nhà tại TP HCM. Đây là con số vẫn còn khá khiêm tốn so với mức 90.000 người nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Nhiều chủ đầu tư các dự án bất động sản cho biết, lượng giao dịch người nước ngoài mua nàh tại Việt Nam vẫn còn chiếm số nhỏ. Luật Nhà ở 2014 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2015 với nhiều điểm mới về quy định cho người nước ngoài sở hữu bất động sản ở Việt Nam và Nghị định 99/2015/NĐ-CP (Nghị định 99) hướng dẫn thi hành Luật đã bỏ các quy định cấm người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam nhưng đến thời điểm hiện tại người nước ngoài vẫn khó có thể mua nhà bởi nhiều rào cản.
Trong luật quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi “được phép nhập cảnh vào Việt Nam”, nhưng Nghị định 99 quy định thêm điều kiện “có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh vào hộ chiếu”, nghĩa là phải vào lãnh thổ Việt Nam trên thực tế, dẫn đến có những cách hiểu khác nhau.
Luật Nhà ở 2014 quy định dự án nhà ở phải đủ điều kiện mới được mở bán. Như vậy, những người ở nước ngoài muốn về Việt Nam đúng thời điểm mua (ký hợp đồng với chủ đầu tư) sẽ rất khó sắp xếp. Những đối tượng này muốn mua được nhà ở chỉ còn cách tìm người “giữ chỗ” trước khi dự án mở bán hoặc nhờ người trong nước “mua trước” để sau này nhận chuyển nhượng hợp đồng hoặc mua lại khi được cấp giấy chứng nhận.
Rào cản còn liên quan đến vấn đề tài chính bởi thực tế tại Việt Nam chưa có nhiều ngân hàng mạnh dạn trong việc hỗ trợ người nước ngoài các thủ tục cần thiết. Ngoài ra, việc chuyển tiền từ nước ngoài vào hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, cũng chưa có quy định liên quan đến việc người nước ngoài được vay tiền mua nhà từ các ngân hàng trong nước.
Giải pháp tháo gỡ “nút thắt”
Để giúp người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam dễ dàng hơn thì cần phải có những đề xuất hỗ trợ họ trong việc sở hữu bất động sản. JLL Việt Nam đề xuất:
Thứ nhất, cần phải đơn giản hóa thủ tục theo đúng tinh thần của Luật Nhà ở 2014, các đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu Việt Nam cấp sẽ không bị ràng buộc về điều kiện “được phép nhập cảnh vào Việt Nam”.
Thứ hai, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài thì chỉ cần xin thị thực Việt Nam là đủ điều kiện mua nhà ở mà không cần phải vào lãnh thổ Việt Nam trên thực tế.
Thứ ba, người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài và người nước ngoài có thể ủy quyền cho người trong nước tham gia ký kết hợp đồng với các chủ đầu tư nhà ở thương mại, không phải tốn tiền và thời gian để về Việt Nam.
HoREA cũng đang kiến nghị Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước thống nhất hướng dẫn cá nhân, tổ chức nước ngoài về việc chuyển khoản tiền mua nhà ở từ tổ chức tín dụng nước ngoài vào Việt Nam để mua nhà ở hoặc thủ tục vay của những chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam.
>>> BigHomes hân hạnh là đại lý Vinhomes phân phối các sản phẩm bất động sản của tập đoàn Vingroup tại thị trường Việt Nam
Xem thêm:
Thị trường bất động sản cuối năm chờ đón dòng vốn mới
Những lí do nên sở hữu D’.Capitale ngay trong tháng Ngâu
Nguồn: https://bighomesgroup.vn